Ông bà ta thường nói :"Tấc đất tất vàng."
Nhưng đối với nông nghiệp, "đất" thật sự quý hơn cả vàng nữa, vì từ "đất" người nông dân tạo ra được được cuộc sống ấm no cho gia đình mình.
Đất nuôi dưỡng những mầm cây, trao lại cho người nông dân trái ngọt, đem đến tiếng cười rộn vang khi mùa vụ bội thụ.
Giảm bớt đi gánh nặng của người nông dân về những lo toan cuộc sống: nhà cửa, con cái...
Đất quý lắm vì: "Khi đất còn, niềm hi vọng về cuộc sống của người nông dân còn".
Và ở vùng Tây Nguyên, đất càng quý nữa. "Đất đỏ bazan" nơi những nông trại cà phê bạt ngàn, giúp người nông dân phát triển kinh tế, ấm no cuộc sống gia đình.
Ấy vậy mà, giờ đây người nông dân đang chật vật trên mảnh đất của họ. Câu chuyện về mất mùa, cà phê không được giá, có lẽ bạn đã nghe qua.
Nhưng về chuyện làm cà phê không đủ để trả nợ, hay thậm chí còn là "mất đất" . Thì chính mình cũng bị choáng ngợp với những câu chuyện mà mình sắp kể cho bạn nghe . Dù muốn lắm, nhưng người nông dân cũng không thể duy trì cuộc sống được bằng việc trồng cây cà phê trên mảnh đất Tây Nguyên này.
Câu chuyện diễn ra khi mình vẫn đang còn làm ở nông trại sản xuất cà phê trên tỉnh Lâm Đồng, mình đang đi tìm những rẫy cà phê của các nông dân để thu mua chuẩn bị sẵn sàng sản lượng trái cà phê tươi, cho kế hoạch sản xuất ở nông trại, mình hớn hở và hý hứng lắm.
Nói thật thì đây là lần đầu tiên mình đi thu mua cà phê và còn được mua cà phê giá cao hơn giá sàn nên mình vui lắm vì mình giờ đây mình có thể trả được người nông dân giá cao hơn, xứng đáng với những công sức cô chú đã vất vả bỏ ra để chăm sóc và nuôi dưỡng cây cà phê.
Đang trên đường, mắt mình hướng tới một rẫy cà phê phía trên đồi, những hàng cà phê xanh mướt ngay ngắn như ruộng bậc thang. Mình rẽ xe qua phải, đi thẳng lên, càng đi lên mình càng thấy những cành cà phê chín đỏ dần lộ ra. Và mình thầm nghĩ "Đây rồi", những trái cà phê chín đỏ.
Mình cất tiếng gọi to “Có ai ở đây không ạ?" vì ở trong rẫy cà phê mà, không thể nhìn thấy được nhau, nên phải gọi to thì mới tìm được thấy nhau. Sau đó, mình nghe được tiếng trả lời lại : "Ơi, ai đó? Có gì không?"
- Mình: Dạ, con thấy rẫy nhà mình đẹp quá, cây xanh mướt và trái cà phê cũng chín đỏ nữa nên con muốn xin hỏi mua cà phê, cô ạ.
- Cô đáp: Mua hả, mua giá bao nhiêu mà mua.
- Mình hỏi lại: Dạ cô thường bán cho lái buôn bao nhiêu tiền ạ?
- Cô: Nay họ mua 14.500 ngàn/kg (Giá này là cho cà phê tươi đó nhé)
- Rồi mình đáp cô: Dạ, vậy con xin mua cô giá 17.000 ngàn đến 20.000 ngàn/kg tùy vào tỉ lệ hái trái chín cô nhé.
- Cô nói mình: Thôi không bán đâu, có người mua rồi.
Mình cũng hơi bất ngờ, vì với mình theo lẽ thường. Mình suy nghĩ, cà phê của mình mà, ai được giá cao hơn thì bán thôi, tại sao giá mình mua giá cao hơn lại không bán cho mình, nên mình cũng hỏi lại cô:
"Sao cô không bán cho con vậy ạ?"
- Cô bảo mình: Cô ứng tiền của người ta rồi, giờ hái cà trả nợ thôi!
- Mình mới bảo: Dạ, vậy nếu như cô bán cà cho con giá cao hơn, thì cô cũng nhận được nhiều tiền để trả nợ mà ạ .
Và rồi cô bắt đầu kể cho mình nghe câu chuyện đằng sau tại sao phải bán cà giá thấp như vậy:
Những năm gần đây, tiền bán cà phê còn không đủ để cô trả tiền phân bón và lo chi phí chăm sóc cây cà phê nữa, nên cứ càng làm càng lỗ thôi con ạ, giờ mà muốn tiếp tục làm cà phê, cô phải ứng tiền trước của những con buôn, để còn có tiền bón phân, thuê công nữa... Nhưng tới cuối năm phải trả bằng cà phê chứ không phải là tiền. Nên tới mùa thu hái, con buôn sẽ lấy cà phê của cô để trừ nợ .
Con buôn mà, họ ép giá mình lắm. Để ăn tỉ lệ chệnh lệch lợi nhuận khi họ bán cho các công ty cà phê, họ không quan tâm nhiều đến trái đỏ, trái chín hay chất lượng cà phê đâu, nên cô chú cứ hái tuốt cả xanh lẫn chín, giờ nghe con bảo mua giá cà phê tùy theo tỉ lệ chín cô cũng muốn lắm mà không biết làm sao bán cho con được .
Còn giá cà phê họ thu mua thấp lắm con ạ (luôn thấp hơn giá công ty 2.000-4.000 ngàn/kg). Nhìn 2,000 - 4,000 đồng/kg nhỏ vậy thôi, nhưng với diện tích rẫy cà phê khoảng 2 ha, thì trung bình một năm sản lượng cà phê 20-25 tấn (đối với cà phê Arabica). Thì với 2,000 - 4,000 đồng/kg đó các cô đã lỗ mất từ 40 tới gần 100 triệu rồi.
- Mình cũng tâm sự với cô: Tại sao lại bắt buộc phải trả bằng cà phê ạ, mình mượn tiền thì mình cũng trả bằng tiền được mà?
- Cô mới bảo mình: Vì lãi suất con ạ. Nếu từ lúc ban đầu con vay mà trả bằng tiền thì lãi suất sẽ cao hơn. Nên cô mới chọn trả bằng cà phê, ngờ đâu khi tới lúc thu mua cà phê họ nói đủ lý do để ép giá mình.
Nào là về lãi suất nên giờ đây chỉ thu mua được giá như vậy... Và không chỉ riêng cô , cũng nhiều cô chú nông dân khác cũng đang đối mặt với một vấn đề tương tự như vậy .
Vòng luẩn quẩn xảy ra số tiền bán cà phê trong mùa vụ này không đủ để trả nợ rồi lại kéo dài qua mùa vụ tiếp theo. Cứ thế, câu chuyện làm cà phê cứ diễn ra "làm không đủ trả nợ, mượn nợ, thêm lãi". Làm cho cô chú lâm tới bước đường "càng làm càng nợ".
Và cái kết không thể buồn hơn: bán đất trả nợ hay chuyển đổi cây trồng... tất cả đều dẫn đến là những mảnh đất trồng cà phê đang dần mất đi.
Vậy câu hỏi đặt ra, giải pháp là gì để giúp người nông có thể đảm bảo cuộc sống của mình từ việc trồng cà phê?
Đó là phải nâng cao giá trị kinh tế và sự bền vững trong việc làm cà phê để từ đó người dân bước đầu đảm bảo được cuộc sống ấm no sau đó nghĩ đến chuyện sung túc và làm giàu.
Vậy giá trị kinh tế và sự bền vững trồng cà phê đến từ đâu?
Câu trả lời đó là: Mô hình làm cà phê đặc sản (Fine Robusta & Specialty Arabica)
Mô hình làm cà phê đặc sản có nhiều lợi ích đối với người nông dân, nâng cao giá trị kinh tế từ việc chuyển đổi cách thức thu hoạch:
- Từ việc hái tuốt " cả trái xanh trái chín " chuyển sang hái tập trung " 100% hái chín ". Sẽ gia tăng từ 30-70% thu nhập cho người nông dân.
Ví dụ: Đối với Arabica, một rẫy cà phê 2 ha thì sản lượng trung bình khoảng 20-25 tấn trong một mùa vụ, với cách hái tuốt "cả xanh lẫn chín" thì giá bán sẽ giao động từ 13,000 - 16,000đ/kg nhưng với cách hái chọn lọc 100% trái chín sẽ nâng được 18,000 - 25, 000đ/kg . Giúp cho người nông dân tăng thu nhập từ 100 đến khoảng 200 triệu/ha tùy vào tỷ lệ hái trái chín .
Khi làm mô hình cà phê đặc sản chính là việc cải thiện chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường từ đó tạo ra sự bền vững trong canh tác. Chuyển đổi cách canh tác chuyển dần sang nông nghiệp hữu cơ (Organic ), giảm phân bón hóa học (chất vô cơ), tăng các phân bón hữu cơ . Loại bỏ đi việc sử dụng thuốc diệt cỏ thay thế bằng cắt cỏ, ủ lại giữ ẩm cho đất.... Mục tiêu giúp cà phê đảm bảo " Sạch " mang lại sức khỏe tốt nhất cho người tiêu dùng.
Mô hình này đòi hỏi người nông dân thực hiện các quy trình chăm sóc cây trồng, chế biến và chấm điểm nhân xanh theo tiêu chuẩn CQI (Viện cà phê chất lượng thế giới )
Nhưng mô hình cà phê đặc sản sẽ không thành công nếu như chỉ có sự cố gắng của nông dân , mà còn là sự cố gắng của một chuỗi giá trị để truyền tải giá trị đước hạt cà phê đó đến với người tiêu dùng .
iO Coffee cũng đang rất nổ lực và cống hiến để truyền tải những hạt cà phê đặc sản trong chuỗi giá trị này, vì iO Coffee hiểu được giá trị của hạt cà phê đặc sản, công sức để làm ra từng hạt cà phê trân quý đến như thế nào.
Và trên hết iO Coffee yêu cà phê Việt Nam, iO Coffee luôn hướng tới việc tạo ra một sự trải nghiệm tích cực và thú vị từ cà phê đặc sản, từ những người nông dân trồng cà phê cho đến những người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị cà phê .
Trở thành câu nối giữa người nông dân đến với khách hàng trong vai trò của một nhà rang để chuyển hóa những hạt cà phê nhân xanh thành những hạt cà phê rang có hương vị màu sắc riêng, tăng sự trải nghiệm về cà phê đặc sản cho khách hàng .
Đảm bảo về tính trung thực và đạo đức trong cách làm cà phê của iO Coffee khi có thể truy xuất nguồn gốc những ly cà phê bạn đang uống, đến từ nông trại nào và cách sơ chế gì.
Và iO Coffee hi vọng rằng, bạn hãy trải nghiệm cà phê đặc sản (Fine Robusta). Uống một ly cà phê để cảm nhận ngược lại quá trình tạo nên hạt cà phê bạn đang uống thông qua vị giác, xúc giác, thính giác và cảm giác.
Comments